5 xu thế kinh doanh sẽ bùng nổ trong năm 2021

Tối ưu hóa hoạt động, xây dựng văn hóa doanh nghiệp… sẽ là các điều mà lãnh đạo doanh nghiệp nên đầu tư vào trong năm 2021.

Tuần trước, sự kiện Diễn đàn tăng trưởng chiến lược Ernst & Young đã diễn ra tại Mỹ. Đây là nơi hội tụ của những nhà sáng lập hàng đầu của nền kinh tế số 1 thế giới.

5 xu thế kinh doanh sẽ bùng nổ trong năm 2021

Tại đây, các diễn giả đã cùng nhau bàn luận về xu thế kinh doanh trong năm 2021. Dưới đây là 5 ý kiến được nhắc đến nhiều nhất, theo ghi nhận của tác giả John Hall của Forbes.

Tối ưu hóa hoạt động doanh nghiệp chính là cách quản trị rủi ro mới

Những căng thẳng chính trị trên khắp thế giới có ảnh hưởng lớn tới tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Do đó chắc chắn yếu tố an toàn khi đầu tư vào một mảng kinh doanh mới chắc chắn được đặt lên hàng đầu.

Lee Henderson, Giám đốc phát triển khu vực Bắc Mỹ của Ernst & Young thậm chí còn hai lần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư an toàn ở thời điểm hiện tại.

“Các công ty nên nhìn lại các hợp đồng lao động, chi phí hoạt động nhà cung cấp… và tối ưu hóa tất cả để giảm thiểu rủi ro. Tuy vậy vẫn nên tìm kiếm và phát triển những ý tưởng đối mới, miễn là ý tưởng đó có tính thực tiễn. Đó sẽ là cơ hội cần phải tận dụng khi thời điểm chín muồi”, Henderson phân tích.

Theo thống kê, 67% các doanh nhân tỏ ra hào hứng với các ý tưởng mới. Trong khi đó chỉ có 19% số lãnh đạo mảng kinh doanh ở các công ty lớn muốn thử sức với những đổi mới, sáng tạo.

Các startup chuyên ngành đang trên đà phát triển mạnh

Brad Keywell, CEO của Uptake, đơn vị giành giải Doanh nhân Thế giới 2019 cho rằng cơ hội sẽ không đến với những startup có nhiều loại hình kinh doanh trên đa dạng ngành nghề.

“Những công ty lớn như Amazon rất giỏi trong việc cung cấp những giá trị cho khách hàng của mình thông qua công nghệ. Tuy nhiên hầu hết trong số những công ty như vậy thường chỉ tập trung vào một mô hình kinh doanh duy nhất”, Brad chia sẻ.

Nhà sáng lập không nhất thiết quá am hiểu công nghệ

Không phải bất cứ nhà sáng lập nào đều cần am hiểu công nghệ dù công nghệ đang là xu thế. Todd Buelow, nhà sáng lập Dual Boot Partners, cho rằng nhiều nhà sáng lập đang muốn thuê ngoài toàn bộ khâu kỹ thuật – công nghệ trong trường hợp startup không có thế mạnh về lĩnh vực này.

Ở chiều ngược lại, nhiều dân công nghệ cũng đang trên đà nhảy sang kinh doanh và họ buộc phải liên kết với những doanh nhân am hiểu về thị trường và marketing. Những khâu như bán hàng khó có thể thuê ngoài hơn nhiều so với kỹ thuật.

Công nghệ vẫn là yếu tố quyết định

Mặc dù các nhà sáng lập có thể không cần quá am hiểu về công nghệ, tuy nhiên công nghệ vẫn là cách để hạn chế rủi ro và tối ưu hóa tốt nhất. Công nghệ sẽ giúp những doanh nghiệp tiết kiệm tiền và thời gian. Do đó việc chuyển đổi số là điều tương đối quan trọng với doanh nghiệp.

Peter Coppinger, CEO của Teamwork đã trở thành người giành giải thưởng Doanh nhân Ireland của năm 2019. Thành tựu của Coppinger chính là việc cải thiện, tối ưu hóa hoạt động công ty bằng công nghệ trong khi vẫn theo đuổi mức tăng trưởng nhanh.

>> Xem thêm: 5 ứng dụng tâm lý học vào bán hàng

>> Xem thêm: Bán lẻ chuyển hướng số hoá mạnh mẽ 

Đầu tư vào văn hóa doanh nghiệp

Một trong những chủ đề được nhắc nhiều nhất ở Diễn đàn tăng trưởng chiến lược Ernst & Young chính là việc làm thế nào để phát triển doanh nghiệp mạnh.

Nhiều lãnh đạo tham gia sự kiện muốn tìm hiểu cách xây dựng các đội nhóm trong công ty, đồng thời xây dựng một văn hóa doanh nghiệp thật tốt để giữ chân nhân viên.

Với tỷ lệ thất nghiệp tương đối thấp, các nhà tuyển dụng sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm những nhân sự chất lượng. Giải pháp được đưa ra nhiều nhất chính là việc tập trung phát triển chính những nhân sự sẵn có thông qua các đội nhóm. Những chính sách ưu đãi cũng là một công cụ tốt để giữ chân nhân tài.

 Nguồn: hiephoibanle.com.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *