Lĩnh vực công nghệ AR và VR trên thị trường thế giới sẽ đạt mức 1.6 tỷ USD vào năm 2025. Với một tiềm năng cực kỳ lớn trên thị trường, các doanh nghiệp bán lẻ phải áp dụng các công nghệ này vào công việc kinh doanh của mình. Nhu cầu ở đây là cực kỳ lớn trong tương lai khi triển khai áp dụng những công nghệ này để phát triển việc kinh doanh và tiềm năng tài chính. Việc triển khai áp dụng các công nghệ AR và VR vào bán lẻ giúp các nhà bán lẻ và khách hàng có một trải nghiệm mua sắm tốt hơn trong khi giảm thiểu chi phí vận hành cho các nhà bán lẻ và mang một trải nghiệm đa dạng và cuốn hút đến với khách hàng.
Lợi ích khi sử dụng công nghệ AR và VR trong bán lẻ
Tiếp cận khách hàng
Những giải pháp công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR) cải thiện đáng kể phương thức tiếp cận và tương tác với khách hàng. Công nghệ AR có thể hỗ trợ cung cấp cho khách hàng những định hướng tại cửa hàng và giúp họ tìm ra những sản phẩm mà mình mong muốn một cách nhanh chóng và dễ dàng. Công nghệ VR mang phương thức tiếp cận khách hàng lên một tầm cao mới bằng cách mang đến những chuyến tham quan cửa hàng ngay chính ngôi nhà của họ. Khách hàng có thể nhận được những thông tin chi tiết sản phẩm như thể họ đang đứng trực tiếp tại cửa hàng bằng những công nghệ AR và VR. Công nghệ AR có thể được tận dụng để trình chiếu các sản phẩm trong thế giới thực, trong khi các thiết bị thực tế ảo có thể cung cấp trải nghiệm mua hàng phong phú. Điều này thay đổi hoàn toàn cách chúng ta tìm kiếm, mua và bán mọi thứ trực tuyến. Do đó, phân khúc bán lẻ điện tử sẽ được hưởng lợi sâu sắc từ các công nghệ thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường.
Tạo ra một trải nghiệm mua sắm cá được cá nhân hóa
Các nhà bán lẻ đã nhận ra được những lợi ích từ việc marketing được cá nhân hóa và nhằm vào đối tượng khách hàng. Họ sử dụng những chiến lược marketing được cá nhân hóa dành cho các nền tảng di động, máy tính và mua sắm trực tuyến. Công nghệ AR và VR có thể tận dụng những ưu thế này trong các chiến lược marketing để mang đến trải nghiệm mua sắm tốt hơn cho khách hàng. Các nhà bán lẻ có thể cung cấp các nội dung 3D phong phú thay vì những banner 2D đơn giản. Điều này mang đến một trải nghiệm khách hàng phong phú và kích thích tương tác và tiếp cận với người dùng. Điều còn có thể tác động và thúc đẩy doanh số của các nhà bán lẻ. Người dùng cũng có thể thiết kế những sản phẩm theo sở thích cá nhân qua những công cụ AR. Điều này hỗ trợ việc tạo ra một trải nghiệm khách hàng phong phú nơi khách hàng có thể tự do sáng tạo những sản phẩm đặc biệt và độc nhất, từ đó dẫn đến sự gia tăng trong tỷ lệ mua sắm tại các cửa hàng bán lẻ. Các công nghệ AR và VR mang đến cái nhìn chi tiết hơn về sở thích của khách hàng và hỗ trợ các nhà bán lẻ cung cấp những lựa chọn mua sắm phù hợp đến khách hàng của mình.
Cải thiện sự hài lòng và tỷ lệ quay lại của khách hàng
Một khách hàng hài lòng là một khách hàng sẽ quay trở lại. Khách hàng thường có xu hướng quay lại những cửa hàng bán lẻ trong tương lai nếu họ có một trải nghiệm thú vị khi lần đầu mua sắm tại một cửa hàng bán lẻ cụ thể. Với những dịch vụ được cá nhân hóa bằng công nghệ AR và VR, khả năng khách hàng có phản hồi tích cực là cực kỳ cao. Khách hàng có xu hướng quay lại mua sắm tại các cửa hàng bán lẻ này trong tương lai. Tỷ lệ hoàn trả sản phẩm cũng cực kỳ thấp. Công nghệ AR và VR trong bán lẻ sẽ hỗ trợ các công ty giữ chân khách hàng của mình và đạt lợi nhuận tốt cho dù là đang trong một thị trường đầy cạnh tranh. Những nhà bán lẻ đã sớm áp dụng các công nghệ này sẽ có ưu thế hơn so với những doanh nghiệp chậm áp dụng các mảng công nghệ này.
Tiếp thị nội dung
Công nghệ AR và VR có thể là những công cụ tuyệt vời dành cho tiếp thị. Chúng mang đến những nội dung hấp dẫn và trực quan dành cho tiếp thị số. Các công nghệ AR và VR có thể được sử dụng để tiếp thị trên các nền tảng mạng xã hội. Những chiến lược marketing hiện tại chỉ cung cấp thông tin về sản phẩm đến với người dùng. Những nội dung marketing được hiển thị thường không thể tương tác và không hề thu hút được khách hàng. Công nghệ AR và VR có thể cung cấp những lựa chọn quảng cáo sống động hơn, có thể thu hút sự chú ý của khách hàng, làm họ thích thú và tìm hiểu về sản phẩm. Môi trường tiếp thị trên các nền tảng mạng xã hội hiện nay đang được sử dụng rộng rãi bởi nhiều công ty, các nhà bán lẻ cũng có thể hưởng lợi từ điều này.
>> Xem thêm: Felix trình làng mô hình tạp hóa công nghệ 3 trong 1
>> Xem thêm: Phòng truyền thống doanh nghiệp 4.0 – Tối ưu để khẳng định đẳng cấp
Tập huấn nhân viên
Tập huấn nhân viên là một quá trình phức tạp. Hoạt động này có thể rất tốn kém nếu nhân viên mắc lỗi trong quá trình tập huấn và dẫn đến việc tổn thất tài chính cho chủ sở hữu. Việc sử dụng công nghệ AR và VR có thể giảm thiểu các vấn đề trong quá trình tập huấn. Bằng cách sử dụng công nghệ VR, nhân viên có thể được tập huấn với những môi trường và hoàn cảnh thực tế trong một không gian giả lập. Các nhân viên có thể an toàn tập huấn, trong khi vẫn được tiếp xúc với nhiều tình huống khác nhau như hỗ trợ khách hàng tìm kiếm sản phẩm hoặc vận hành băng chuyền.
Các ứng dụng AR và VR trong bán lẻ
Bán lẻ đồ nội thất
Dựa theo một báo cáo, gần 2/3 (~61%) trong số 1000 người Mỹ được phỏng vấn nói rằng công nghệ AR đã hỗ trợ quá trình mua sắm của họ rất nhiều. Với nhận thức về không gian của công nghệ thực tế ảo, các nhà bán lẻ đồ nội thất có thể tận dụng công nghệ này để hỗ trợ khách hàng tìm ra những sản phẩm nội thất phù hợp với không gian sống của họ. Khách hàng có thể thấy được kích thước thực tế của sản phẩm và có được cái nhìn tốt hơn về sản phẩm khi được đặt trong không gian cụ thể hoặc liều sản phẩm đó có vừa với không gian đó hay không. Khách hàng có thể dễ dàng thay đổi màu sắc và thể loại của món đồ nội thất mà họ chọn và quyết định xem có mua hay không. Các nhà bán lẻ lớn như Ikea và Amazon đã mang những hỗ trợ AR trong lựa chọn mua sắm đến với khách hàng của họ. Nhiều công ty/doanh nghiệp khác cũng đã bắt đầu áp dụng công nghệ này để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt hơn.
Sản phẩm làm đẹp
Công nghệ AR có thể mang đến một lựa chọn “thử trước khi mua” dành cho khách hàng. Điều này khá phổ biến khi khách hàng mua sắm các sản phẩm làm đẹp thường là phụ nữ, và họ thường thử qua nhiều loại sản phẩm trước khi quyết định mua chúng. Với công nghệ thực tế ảo, khách hàng có thể thử qua hàng trăm các sản phẩm làm đẹp trước khi quyết định mua hàng. Khách hàng có thể dễ dàng thử đồ chỉ với một cái chạm tay. Điều này giúp tiết kiệm thời gian khi họ không cần phải trực tiếp ghé qua các cửa hàng. Các nhà bán lẻ cũng vậy, họ có thể hưởng lợi từ điều này và đề xuất với khách hàng những ưu đãi và hoàn tiền khi việc bán hàng trên những nền tảng trực tuyến thường rẻ hơn so với các cửa hàng truyền thống.
Thời trang và giày dép
Cùng với mảng làm đẹp, mảng thời trang và giày dép cũng có hướng tiếp cận “thử trước khi mua”. Công nghệ AR có thể mang quá trình thử quần áo được diễn ra ngay tại nhà. Điều này sẽ mang lại cho khách hàng nhiều lựa chọn hơn. Các nhà bán lẻ cũng có thể cung cấp cho người dùng nhiều tùy chọn trực tuyến, nhưng họ thường bị hạn chế về không gian trong một cửa hàng thực và ít lựa chọn hơn cho người tiêu dùng. Trải nghiệm mua sắm cũng được cải thiện nhiều hơn khi khách hàng không cần phải liên tục thử quần áo, việc mà có thể trở nên khá phiền phức. Giống với mảng sản phẩm làm đẹp, các nhà bán lẻ có thể đề xuất những chương trình ưu đãi với khách hàng khi sử dụng những phương thức mua sắm điện tử khi vẫn duy trì tỷ suất lợi nhuận của họ.
Tương lai của công nghệ AR và VR trong bán lẻ
Công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) đã thâm nhập vào lĩnh vực bán lẻ. Cân nhắc những lợi ích và sự dễ dàng trong giao dịch mà chúng mang lại, những công nghệ này sẽ luôn tồn tại và phát triển. Các nhà bán lẻ lớn trên nhiều lĩnh vực khác nhau đã bắt đầu gặt hái được những lợi ích của công nghệ AR và VR. Phản ứng tích cực của người tiêu dùng về những công nghệ này sẽ chỉ thúc đẩy ngành áp dụng chúng tại các tổ chức của họ một cách mạnh mẽ hơn. Dữ liệu được tạo ra từ các công nghệ này sẽ giúp nghiên cứu các cách thức, thói quen mua sắm và sở thích của khách hàng để cung cấp trải nghiệm được cải thiện cho nhà bán lẻ cũng như người tiêu dùng.
Việc triển khai công nghệ AR và VR trong bán lẻ cung cấp các phương pháp mới mà ngành có thể áp dụng vận hành. Cả hai công nghệ này đều đang được phát triển và mở rộng trên các dịch vụ truyền thống được cung cấp bởi ngành bán lẻ. Tương lai của bán lẻ liên quan sâu sắc đến công nghệ và AR và VR sẽ đóng một vai trò to lớn trong ngành dịch vụ này.
Naveen Joshi