Một nền tảng phân tích ngành bán lẻ đã liệt kê 4 xu hướng nổi bật trong năm tới, bao gồm cả 2 khía cạnh offline và online, tạo ra một bức tranh toàn cảnh giúp các doanh nghiệp bán lẻ có thể hình dung, và chuẩn bị để dẫn đầu trước nền kinh tế thị trường trong giai đoạn phục hồi.
Sự thay đổi của ngành bán lẻ trong đại dịch Covid
Đại dịch là điều không ai muốn nhắc đến, những ảnh hưởng của đại dịch đến toàn cầu và ngành bán lẻ thì buộc phải nhắc đến, để còn có thể tìm ra giải pháp cho những khó khăn hiện tại.
Từ cuối năm 2021, nhờ độ phủ vaccine Covid-19 và các chính sách kích cầu kinh tế, thế giới đã dần kiểm soát dịch bệnh và thích ứng với trạng thái bình thường mới. Nhu cầu tiêu dùng một lần nữa trở thành động lực cho tăng trưởng, trong đó, bán lẻ và dịch vụ được dự đoán sẽ là hai ngành đón đầu xu hướng chi tiêu hậu giãn cách, hứa hẹn một triển vọng tươi sáng hơn trong năm 2022.
Edited – một nền tảng phân tích ngành bán lẻ đã liệt kê 4 xu hướng nổi bật trong năm tới, bao gồm cả 2 khía cạnh offline và online, tạo ra một bức tranh toàn cảnh giúp các doanh nghiệp bán lẻ có thể hình dung, và chuẩn bị để dẫn đầu trước nền kinh tế thị trường trong giai đoạn phục hồi.
Chiến lược đa kênh và định hướng dữ liệu
Sự song hành giữa digital và đại dịch trong vòng 2 năm qua đã gây ra nhiều xáo trộn cho mô hình hoạt động truyền thống.
Ngay từ phần mở đầu, báo cáo của Edited đã đề nghị các nhà bán lẻ suy nghĩ lại về việc tận dụng mọi mét vuông trong cửa hàng, chẳng hạn như cung cấp cho khách hàng hình thức bán lẻ trải nghiệm hoặc tiếp cận lĩnh vực kỹ thuật số ngay tại cửa hàng truyền thống.
Ngoài ra, bài báo cũng khuyến nghị các doanh nghiệp bán lẻ xem xét các tùy chọn thanh toán sao cho linh hoạt hơn, nhằm đảm bảo lưu lượng truy cập tại cửa hàng và bắt đầu sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa hơn cho khách hàng.
Những bổ sung này sẽ cung cấp cho khách hàng nhiều cơ hội hơn để kết nối với thương hiệu tùy theo điều kiện của họ, cũng như mang lại khả năng tìm hiểu thêm về hành vi của khách hàng cho nhà bán lẻ.
Metaverse
Theo báo cáo mới đây từ hãng đầu tư Grayscale, số lượng người dùng tham gia các nền tảng metaverse (vũ trụ ảo) hiện đã tăng gấp hơn 10 lần so với thời điểm đầu năm 2020 – một minh chứng rõ ràng cho tiềm năng tăng trưởng bùng nổ của lĩnh vực này.
Sau cơn sốt đất ảo của năm qua, mảng vật phẩm số (lô đất, đồ thời trang, thú cưng…) trong metaverse được kỳ vọng sẽ cất cánh, đặc biệt dưới dạng mã token độc nhất vô nhị (NFT). Xu thế này đang càng sôi động hơn với những thương hiệu tên tuổi.
Nike mới đây thâu tóm RTFKT, một đơn vị chuyên thiết kế giày ảo, nhằm đưa các sản phẩm mang thương hiệu của mình lên các metaverse dưới dạng NFT. Thương hiệu Ralph Lauren cũng kết hợp với Roblox để tung ra phiên bản NFT giới hạn các món đồ được tạo ra bởi nhà thiết kế huyền thoại này.
Theo Edited, xu hướng sử dụng thời trang kỹ thuật số đang trở nên rõ ràng hơn khi các nhà bán lẻ đã “tận dụng nó để giảm số lượng hàng hóa vật chất”, và cũng vì sự phát triển của NFT và tiền điện tử đã hỗ trợ thêm cho tính minh bạch và xác thực của các sản phẩm thời trang.
Sự phục hồi của chuỗi cung ứng
Sự lây lan của COVID-19 đã và đang làm gián đoạn phương pháp vận hành chuỗi cung ứng toàn cầu khiến doanh nghiệp khó mô hình hóa và đánh giá rủi ro. Rõ ràng, chuỗi cung ứng trên mọi quốc gia, kể cả Việt Nam, và trên mọi ngành kinh tế đều chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chuỗi cung ứng trong quá trình phục hồi ở tương lai sẽ không chỉ xoay quanh hiệu suất và quản lý chi phí, mà sẽ còn dựa trên mức độ an toàn và khả năng thích ứng của chuỗi cung ứng đó. Theo khảo sát, các nhà lãnh đạo đang có kế hoạch thay đổi chiến lược chuỗi cung ứng một cách toàn diện hơn, với các vấn đề được quan tâm hàng đầu như:
– Xác định và phát triển thêm nguồn cung thay thế
– Tìm hiểu rõ hơn về tình hình tài chính và hoạt động của các nhà cung cấp hiện nay và trong tương lai
– Thay đổi các điều khoản hợp đồng nhằm bảo vệ doanh nghiệp khỏi các sự cố bất khả kháng
– Áp dụng tự động hóa để cải thiện tốc độ và độ chính xác của quá trình đưa ra quyết định
– Trẻ hóa xu hướng high street (những con đường mua sắm sầm uất)
Bị ảnh hưởng nặng nề do người dùng thay đổi thói quen và hành vi mua sắm trong đại dịch, nhóm thương hiệu high-street (những con đường mua sắm sầm uất) được kỳ vọng sẽ trở lại trong năm 2022 với một diện mạo trẻ trung hơn.
Theo dữ liệu ghi nhận được, 63% người tiêu dùng đã tuyên bố rằng họ sẽ mua sắm tại địa phương và khu vực lân cận nhiều hơn một khi đại dịch có diễn biến tích cực, khiến nhiều nhà bán lẻ phải kế hoạch mở rộng quy mô tại các tuyến đường chính ở địa phương, và rời khỏi trung tâm thành phố.
Nguồn: menback.com