Tăng cường tính tương tác, trải nghiệm qua mô hình bảo tàng công nghệ

Giải pháp bảo tàng công nghệ giúp gia tăng sự tương tác trải nghiệm của khách tham quan. Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ thông tin, các thiết bị công nghệ đã tạo nên môi trường trưng bày hấp dẫn và mới mẻ thu hút khách tham quan. Bảo tàng giờ đây đã không còn là một khái niệm “cũ kỹ” đối với các thế hệ trẻ. Bởi đến với bảo tàng, khách tham quan không còn được nghe kể về những câu chuyện lịch sử xa xưa. Nhờ vào sự xuất hiện của bảo tàng công nghệ đã thay đổi toàn bộ diện mạo của các bảo tàng lịch sử dân tộc. Có thể nói rằng, các giá trị phi vật thể được hòa quyện trong hình ảnh thực tại sẽ giúp cho khách tham quan có cái nhìn chính xác, chân thực và toàn diện về môi trường vốn gắn bó với di tích, cùng những giá trị sử dụng của nó.

xây dựng mô hình bảo tàng công nghệ

Mặt khác, với thông tin số hóa và máy móc, thiết bị kỹ thuật truyền thông hiện đại, khách tham quan trưng bày không còn bị bó hẹp trong gian phòng trưng bày và cách sắp đặt trưng bày mà thực sự được đến với hệ thống trưng bày như một phần của chính nó nhờ khả năng cho phép du khách được tham gia vào các hoạt động tương tác, trải nghiệm trong trưng bày. Khách tham quan có thể tự do lựa chọn nội dung từ tổng thể đến các nội dung trưng bày thành phần, đa dạng, tùy thuộc vào sự lựa chọn, cách tương tác và trải nghiệm của họ lên hệ thống các chương trình dựng sẵn.

Đồng thời, người quản lý nội dung trưng bày cũng có thể tùy ý thay đổi cách thức tiếp cận và hiển thị thông tin qua hệ thống công nghệ thông tin một cách nhanh chóng, dễ dàng nếu thấy nhu cầu truy xuất thông tin của du khách thay đổi theo thời gian và không gian. Điều này tỏ ra rất hiệu quả vì tính đang dạng theo theo độ tuổi, trình độ nhận thức và mục đích đến bảo tàng mà mỗi đối tượng khách tham quan.

Các mô hình tương tác trong trưng bày

Tương tác, trải nghiệm trong trưng bày được hiểu theo cách đơn giản nhất đó chính là cho phép du khách được “Sờ”, “Chạm” vào hiện vật hoặc thông tin của trưng bày theo ý thích riêng của mỗi cá nhân. Ở một cấp độ cao hơn thì tương tác, trải nghiệm còn cho phép du khách được “Hòa mình” và trở thành một phần hoặc thậm chí trở thành trung tâm của trưng bày.

Tùy theo mức độ, cách thức và khả năng hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin của mỗi trưng bày, khả năng tương tác, trải nghiệm của du khách có thể được phân loại theo các loại hình như sau:

Tương tác theo không gian: Nhờ bố trí các thiết bị tương tác (màn hình tương tác, thiết bị điều khiển, camera nhận diện chuyển động, thiết bị hiển thị hình ảnh) cố định xen kẽ các hiện vật và các thông tin chỉ dẫn trong từng khu vực của trưng bày sẽ cho phép du khách tìm kiếm, truy xuất thông tin theo từng chủ đề, khu vực của trưng bày. Với sự hỗ trợ của thiết bị cá nhân (điện thoại thông minh, hệ thống định vị) và phần mềm quản lý tập trung, khả năng tương tác của du khách có thể được mở rộng từ từng khu vực trong trưng bày đến bao trùm tất cả không gian trưng bày. Mặt khác, nhờ sự chia sẻ thông tin qua môi trường mạng Internet và các thiết bị nghe nhìn hiện đại, du khách thậm chí không cần đến bảo tàng mà vẫn có thể thăm quan bảo tàng nhờ công nghệ thực tế ảo (Ar và Vr) tại bất kỳ đâu trên thế giới.

>> Xem thêm: Xu hướng phát triển mô hình bảo tàng thông minh tại Việt Nam

>> Xem thêm: Bảo tàng tương tác thu hút khách du lịch – Đưa công nghệ vào lịch sử

Tương tác theo thời gian: Nhờ khả năng lập lịch cũng như sự đồng bộ của các hệ thống hiển thị hình ảnh, âm thanh, ánh sáng mà cách thức, chủ đề trong trưng bày còn có thể thay đổi theo thời gian (ngày, tháng, mùa). Khi du khách đến thăm quan ở hai thời điểm khác nhau sẽ được tiếp cận, tương tác với trưng bày theo những cách hoàn toàn khác nhau. Việc này hoàn toàn do hệ thống lập trình sẵn với sự hỗ trợ tùy biến của thiết bị hiện đại mà không cần phải mất công xây dựng lại từ đầu.

Tương tác theo nhu cầu của du khách: Với sự hỗ trợ của thiết bị cá nhân cũng như hệ thống phần mềm, du khách có thể hoàn toàn xây dựng cho mình một lộ trình thăm quan, trải nghiệm theo sở thích và nhu cầu cá nhân. Mỗi sở thích, nhu cầu và khả năng của du khách sẽ được hệ thống gợi ý một lộ trình thăm quan phù hợp với lượng thời gian phù hợp nhất. Lúc này, du khách đã trở thành trung tâm của trưng bày.

Những bảo tàng số cung cấp hệ thống tương tác, trải nghiệm

Theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin số hóa, trên thế giới và khu vực đã xây dựng những hệ thống trưng bày tương tác, trải nghiệm hiện đại. Có thể liệt kê ở đây một số điển hình về các bảo tàng, trưng bày điển hình như:

Tương tác, trải nghiệm trong trưng bày được hiểu theo cách đơn giản nhất đó chính là cho phép du khách được “Sờ”, “Chạm” vào hiện vật hoặc thông tin của trưng bày theo ý thích riêng của mỗi cá nhân. Ở một cấp độ cao hơn thì tương tác, trải nghiệm còn cho phép du khách được “Hòa mình” và trở thành một phần hoặc thậm chí trở thành trung tâm của trưng bày.

Với cách trưng bày cho phép người dùng tương tác và trải nghiệm, khách tham quan có thể chủ động tìm kiếm và tiếp nhận thông tin thông qua những trải nghiệm của riêng mình. Bài viết này đã làm sáng tỏ vai trò và lợi ích của bảo tàng công nghệ trong việc gia tăng trải nghiệm và sự trải nghiệm tương tác, góp phần thu hút khách du lịch, quảng bá hình ảnh và lịch sử dân tộc Việt Nam đến các quốc gia trên thế giới.

 (Nguồn: truetech.com)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *