Bạn đã từng suy nghĩ đến giáo dục sẽ phát triển như thế nào trong thời đại metaverse? Ý tưởng về “giáo dục không trường lớp” sau đại dịch buộc người học phải thích nghi với thế giới kỹ thuật số, các lớp học ảo khiến giáo dục được dự báo có cú hích lớn, không còn đóng khung trong những lớp học truyền thống.
Gần đây 2 khái niệm: Giáo dục trong thời đại mới và metaverse xuất hiện khá nhiều xung quanh chúng ta (có thể là do chúng ta đã quan tâm tới 2 chủ đề này nên nó cũng xuất hiện nhiều hơn chăng?). Khi đọc bài viết về tương lai của giáo dục trong thời đại metaverse sau đại dịch, chúng tôi đã nghĩ về viễn cảnh: giáo dục trong thời đại metaverse (vũ trụ ảo mà công ty Meta-FB đang hướng tới). Mình sẽ chia sẻ suy nghĩ ấy trong bài viết này.
Metaverse qua lăng kính giáo dục
Metaverse (vũ trụ ảo/vũ trụ số) là nơi hội tụ của thế giới vật lý, thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) giúp con người thực hiện toàn bộ hành vi như ở đời sống thực. Facebook, Microsoft, Tencent hay Nvidia,… đều đặt mục tiêu chiếm lĩnh metaverse.
Vũ Duy Thức (ĐH Stanford), Co-Founder & CEO Ohmnilabs nhận định: “Metaverse là một xu hướng không thể cưỡng lại trong xu thế xã hội và nhu cầu con người. Nó giúp con người xóa khoảng cách về địa lý, khoảng cách về định danh, định tính”.
Dưới góc độ nhà phát triển hệ sinh thái về toán học, Th.S. Trần Mạnh Thắng, Co-Founder & CEO Clevai Math đánh giá: “Metaverse sẽ khiến AR/VR trở nên phổ biến như Internet giúp phổ biến điện thoại thông minh, và sẽ mở ra vô số cơ hội cho giáo dục. AR/VR mà không có metaverse thì cũng giống như điện thoại thông minh mà ngắt kết nối Internet”.
Với sự phổ biến của metaverse, người dùng thế hệ Z và Alpha có khả năng sẽ xóa sổ “lối mòn” của nền giáo dục đúc ép trong khuôn mẫu truyền thống nhanh chóng hơn bao giờ hết.
Những xu hướng phát triển giáo dục trong thời đại metaverse
Khái niệm lớp học ảo chẳng còn xa lạ nữa rồi. Có lẽ hầu hết chúng ta đều tham gia lớp học ảo (hoặc tham gia cuộc họp online) ít nhất 1 lần. Có thể hiệu quả của nó không giống như lớp học trực tiếp nhưng nó cũng đáp ứng được điều cốt yếu: học sinh học cùng nhau trong 1 môi trường, và có giáo viên truyền tải kiến thức.
Tuy có nhiều tranh cãi về tính hiệu quả cũng như cách thức vận hành của lớp học online, học qua video, học qua truyền hình… nhưng dần dần chúng ta đang thấy nó hiện hữu hàng ngày. Cái người ta bàn tới là làm sao tăng tính hiệu quả của nó chứ không nghi ngờ sự tồn tại của nó (hay đòi bác bỏ nó hoàn toàn).
Metaverse có lẽ là thứ giải quyết được điều này. Sẽ ra sao khi bạn chỉ cần kết nối tới thiết bị thực tế ảo, bấm nút là bạn sẽ thấy mình đang ngồi trong 1 lớp học ảo nhưng có thể ‘chạm’ vào người bên cạnh? Cơ thể bạn đang ở nhà, nhưng những gì bạn nhìn thấy, nghe thấy đều là trong lớp học như bạn đang học trực tiếp? Vậy thì có gì khác biệt giữa học online với học offline nữa đâu?
Và đến 1 ngày nào đó, bạn chẳng cần tới các thiết bị thực tế ảo cứng nhắc nữa, mà có thể toàn bộ 4 bức tường xung quanh nhà bạn biến thành không gian lớp học thì sao? Nơi bạn bè của bạn xuất hiện dưới hình ảnh 3D chân thực tới bất ngờ thì sao? Hãy xem sân khấu The Internaltional (giải đấu thể thao điện tử Dota2 lớn nhất thế giới được công ty Valve tổ chức), nơi mà các nhân vật trong game xuất hiện trong hình hài 3D chân thực, sống động thế nào. Tôi đã tới công viên USS (Universal Studios Singapore), thử chơi trò chơi hấp dẫn nhất tại khu Sci-fi, tôi đã bị choáng ngợp khi bước vào không gian ảo quá đỗi chân thật. Những hình ảnh, âm thanh, nhiệt độ, gió, nước… kết hợp nhuần nhuyễn khiến tôi có cảm giác như đó là thực. Lúc ấy tôi nhận ra thế giới thực hay ảo, có lẽ chỉ là do cảm nhận của giác quan mà thôi.
Có 2 thứ khó nhất cho 1 lớp học ảo: Công nghệ dựng lên lớp học ảo và cách truyền đạt nội dung.
Những người làm công nghệ có thể dựng lên lớp học ảo được, nhưng họ không thể truyền tải được các nội dung trong các cuốn sách, các video hướng dẫn, hay trong hoạt động mang tính chuyên môn của 1 dây chuyền sản xuất. Cái đó cần tới những người làm sư phạm có khả năng chuyển thể nội dung lên thế giới ảo. Họ không thể làm điều đó nếu không có 1 môi trường thuận lợi cho việc lưu trữ, bảo vệ, truyền tải nội dung.
Vậy khi Metaverse được hình thành thì sao? Nó như youtube lưu trữ hàng tỉ video nội dung mới được tạo ra bởi những nhà sản xuất content chuyên nghiệp. Nó như facebook lưu trữ tin tức, hình ảnh, cảm xúc, đối thoại của hàng tỉ người mỗi giây mỗi phút. Nó như google có thể giúp bạn tra cứu, tìm kiếm, đi tới bất cứ đâu trong kho dữ liệu khổng lồ. Đó chẳng phải môi trường tuyệt vời cho giáo dục ư?
Bài toán con gà – quả trứng có lẽ đã có lời giải. Chỉ cần 1 môi trường cho phép lớp học online phát triển, nhu cầu học online sẽ bùng nổ, giáo viên sẽ ra sức soạn bài online để cung cấp cho sự đói khát kiến thức trên vũ trụ ảo, và người học tha hồ tự chọn thứ họ muốn học trên đó.
Cảm nhận của người làm công tác giáo dục
Là người có đam mê nhiệt huyết trong công tác giảng dạy online. Chúng tôi nhận thấy chúng ta hoàn toàn có thể tự học và học tốt được qua hình thức này. Người học có thể học được rất nhiều kiến thức mới qua việc tự học trên google, youtube. Đã lâu lắm rồi chúng ta không tới các lớp học trực tiếp với vai trò người học (mà hầu như chỉ tới với vai trò người dạy), nhưng hàng ngày chúng ta vẫn tham gia các lớp học trực tuyến, vẫn học từ những người xa lạ chưa bao giờ gặp mặt. Những video, bài viết, bài giảng trên các lớp học online vẫn đang được rất nhiều người tiếp cận và xem nó, tìm kiếm nó. Người học phản hồi nó và nhờ vậy chúng tôi đã tiếp tục cải tiến những sản phẩm mới. Hình thức có thể khá thô sơ so với những gì chúng tôi tưởng tượng ra trong thế giới Metaverse, nhưng đó là khi chưa có metaverse.
Trước đây khoảng 10-15 năm, chúng ta không bao giờ tin tưởng vào việc học online và những hiệu quả do chúng mang lại. Nhưng khi thực sự trải nghiệm và được tiếp cận với những phương pháp giảng dạy mới, chuyên nghiệp hơn, chúng tôi đã thay đổi suy nghĩ rất nhiều. 1 bài giảng online được chuẩn bị công phu cả về nội dung, hình ảnh, cách truyền tải, nó trở nên dễ tiếp thu hơn nhiều so với những bài giảng trực tiếp trên lớp. Chưa kể bài giảng online còn xem lại được nhiều lần và có thể học bất cứ lúc nào tôi muốn. Có thể giảng viên là người nước ngoài, họ nói tiếng anh mà tôi không hiểu hết, thì nhờ các công cụ dịch, phụ đề… đã khắc phục nhược điểm đó. Chúng tôi cảm thấy không còn khoảng cách trong ngôn ngữ, địa lý, trong hình thức giao tiếp mà chỉ đơn thuần là tiếp thu kiến thức 1 cách chủ động mà thôi (với chi phí rẻ nữa).
>> Xem thêm: Giải pháp Metaverse dành cho ngành bất động sản
>> Xem thêm: Meta mở cửa hàng bán lẻ thiết bị đầu tiên thúc đẩy vũ trụ ảo metaverse
Tùng Việt Smart Education – Đơn vị chuyên nghiên cứu và cung cấp giải pháp ứng dụng metaverse trong giáo dục
Tùng Việt Smart Education – Đơn vị chuyên nghiên cứu giải pháp Metaverse ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục. Với đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm, luôn nghiên cứu và cập nhật những công nghệ mới sẽ luôn đáp ứng những yêu cầu của quý khách. Hơn 16 năm có mặt trên thị trường, chúng tôi đã mang đến nhiều giải pháp công nghệ: Lớp học thông minh, trường học thông minh, thư viện thông minh, sách học liệu số ứng dụng linh hoạt vào hệ thống các trường học, các cấp học tại Việt Nam. Điều này đã tạo nên một sự đổi mới trong các hoạt động giáo dục, tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa người dạy và người học, khắc phục những hạn chế của nền giáo dục hiện tại. Để được tư vấn về các giải pháp Metaverse dành cho giáo dục, lớp học metaverse, xin vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi ở những bài viết tiếp theo nhé!
—————————————————————————————————-
Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Công ty TNHH Truyền Thông Tùng Việt
Địa chỉ: 489A/21/54 Huỳnh Văn Bánh, Phường 13, Quận Phú Nhuận, TP.HCM, VN
Hotline: 0903.852.645 – 0909.555.709 – 0902.671.187